Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện | Sở Y tế - Tỉnh Lâm Đồng |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | |
Lĩnh vực | Khám bệnh, chữa bệnh |
Cách thức thực hiện |
|
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
|
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Lệ phí |
|
Phí |
|
Căn cứ pháp lý |
|
Bước 1: Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 17/2014/TT-BYT đến phòng Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng y tế phải thành lập tổ thẩm định để tổ chức thẩm định và có biên bản thẩm định gửi Sở Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng y tế có văn bản hướng dẫn trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định của phòng y tế, Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy phép hoạt động cho trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT. b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ. c) Hợp đồng cho thuê địa điểm hoặc giấy cam kết đồng ý cho mượn của chủ địa điểm hoặc người quản lý nơi đặt trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ. d) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận chuyên môn của nhân sự làm việc tại trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ. đ) Quy chế hoạt động của trạm sơ cấp cứu. e) Báo cáo nguồn tài chính để đảm bảo kinh phí hoạt động của trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ. | pl 2.docx | Bản chính: 1Bản sao: 0 |
File mẫu:
Điều 3 Thông tư số 17/2014/TT-BYT: 1. Điều kiện về tổ chức: Là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực sơ cấp cứu chữ thập đỏ, được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Cơ sở vật chất: a) Có địa điểm cố định, có phòng sơ cấp cứu diện tích tối thiểu là 10 m2; b) Bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; c) Có đủ điện, nước phục vụ sơ cấp cứu; d) Có biển báo, biểu tượng, cờ chữ thập đỏ; đ) Có số điện thoại liên lạc thường xuyên; e) Có sổ ghi chép, phiếu sơ cấp cứu theo mẫu chung của Hội Chữ thập đỏ và sổ ghi chép được lưu trữ tại trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ. 3. Trang thiết bị sơ cấp cứu: a) Bộ nẹp cố định gãy xương; b) Bông, băng, băng ga rô, gạc, cồn sát trùng; c) Túi cứu thương; d) Tủ đựng dụng cụ sơ cấp cứu; đ) Cáng cứu thương; e) Xe cứu thương (nếu có). 4. Nhân lực: Có tối thiểu 03 tình nguyện viên cấp II làm việc tại trạm, trong đó có 01 tình nguyện viên chuyên trách làm việc toàn thời gian tại trạm. 5. Điều kiện cho địa điểm đặt trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ: Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra.