Để chuẩn bị các điều kiện triển khai Luật Căn cước từ 01/7/2024. Công an tỉnh Lâm Đồng tạm ngưng thu thập hồ sơ cấp căn cước công dân từ ngày 25/06/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Từ ngày 01/7/2024 sẽ tổ chức thu nhận hồ sơ cấp Căn cước theo quy định của Luật căn cước.

Một phần  Thủ tục đăng ký khai sinh lưu động

Ký hiệu thủ tục: 1.003583.000.00.00.H36
Lượt xem: 194
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện UBND cấp xã - Tỉnh Lâm Đồng
Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Hộ tịch (Tư pháp)
Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết
    Trực tiếp
  • 5 Ngày làm việc

    Thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động.

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện
  • Giấy khai sinh
Phí

Lệ phí đăng ký khai sinh không đúng hạn: 8.000 đồng/trường hợp- Miễn lệ phí đối với trường hợp khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. 

Lệ phí

Lệ phí đăng ký khai sinh không đúng hạn: 8.000 đồng/trường hợp- Miễn lệ phí đối với trường hợp khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. 

Căn cứ pháp lý
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP - Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch Số: 123/2015/NĐ-CP

  • Luật 60/2014/QH13-Hộ tịch Số: 60/2014/QH13

  • Thông tư 85/2019/TT-BTC Số: 85/2019/TT-BTC

  • Thông tư 04/2020/TT-BTP Số: 04/2020/TT-BTP

  • Thông tư 106/2021/TT-BTC Số: 106/2021/TT-BTC

  • Ban hành quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Số: 142/2022/NQ-HĐND

  • - Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký khai sinh lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ mẫu Tờ khai đăng ký khai sinh, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân. Tại địa điểm đăng ký hộ tịch lưu động, công chức tư pháp - hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký khai sinh; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai sinh; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. - Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, lưu chính thức và chuyển thông tin đến CSDLQGVDC để lấy Số định danh cá nhân. Sau khi CSDLQGVDC trả về Số định danh cá nhân, công chức tư pháp - hộ tịch in Giấy khai sinh, trình Lãnh đạo UBND ký Giấy khai sinh để cấp cho người có yêu cầu. - Công chức tư pháp - hộ tịch đem theo Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, ký, ghi rõ họ, tên trong Sổ đăng ký khai sinh; tại mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh ghi rõ “Đăng ký lưu động”. - Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức tư pháp - hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch phải đọc lại nội dung Giấy khai sinh cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ đăng ký khai sinh. * Lưu ý: - Đối với việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ: + Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng. + Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ. - Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.

* Giấy tờ phải nộp:

Tên giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu. 1. TK đăng ký khai sinh.doc
Bản chính: 1
Bản sao: 0
- Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Bản chính: 1
Bản sao: 0
- Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Bản chính: 1
Bản sao: 0

* Giấy tờ phải xuất trình:

Tên giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng
- Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong CSDLQGVDC, CSDLHTĐT, được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình; Bản chính: 1
Bản sao: 0
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong CSDLQGVDC, được điền tự động thì không phải xuất trình; Bản chính: 1
Bản sao: 0
- Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn. Trường hợp đã có thông tin về việc kết hôn của cha, mẹ trong CSDLHTĐT, CSDLQGVDC thì không phải xuất trình. Bản chính: 1
Bản sao: 1

File mẫu:

Trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không có điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ.

EMC Đã kết nối EMC